Những cơn giông nhỏ

Hương Kiều Loan

 

HKLoan01.jpg (6798 bytes)

Tình yêu mình chưa mất
Giận hờn thoáng qua thôi
Muì Quý Bồng

 

1.

Đóng sầm cửa phòng xong. Linh còn khóa lại cho chắc ăn, nhất định hôm nay không để Hữu có cơ hội làm hoà nữa. Linh tức qúa rồi, câu nói giận dữ của Hữu còn vang bên tai:

----Giờ "cô" Mỹ hóa qúa rồi!

Linh lẩm bẩm:

----Hừ, cứ khi nào đuối lý là bắt đầu đổ tội cho mình. Không bao giờ chịu phục thiện cả.

 

Linh nhận thấy đàn ông Việt Nam qua đây, người nào người nấy cũng bảo thủ, họ giữ khư khư cái ý của họ như đinh đóng cột, và nhất định không chịu thay đổi, dù tận cùng đắùy thẳm của tâm hồn, họ biết họ sai! Nhưng cần gì, mình là chủ gia đình, mình phảỉ có cái oai đã, sai quấy gì chưa cần biết, hễ mình nói sai, là…sai!!

 

2.

Linh nhủ trong lòng nhất định chiều nay không nấu nướng gì cả, mặc kệ, ai muốn ăn gì thì ăn, ở xứ này có ai chết đói đâu, không biết nấu ăn lấy thì đã có fast food, có Mc. Donald, co’những tiệm ăn "all you can eat". Để xem Hữu nhá được cơm Mỹ trong bao nhiêu ngày? Hữu vẫn chả nói:" Tôi ăn cơm Mỹ cũng có chết con giáp nào đâu?" Linh tức lắm, vì Hữu không những khảnh ăn, lại rất khó tính trong vấn đề này, kể cả cách trình bày món ăn trên đĩa, cho đến chén bát cũng phải là những chiếc bát bằng sứ loại sứ trắng mịn và mỏng, chứ bát sứ kiểu, mà cầm nặng tay , cũng không phải là loại Hữu thích và Linh không đuợc dùng chúng khi dọn bàn ăn. Thế mà anh chàng còn nói cứng rằng ăn cơm Mỹ có chết con giáp nào chứ! Đúng vậy ,làm sao mà chết đuợc, nhưng chỉ phải…ngắc ngoải khi nuốt thôi, cứ nhìn những lần Hữu đi dự tiệc ở nhà những người bạn Mỹ thì biết. Hữu ăn mấy món lạ một cách khổ sở là đủ biết anh chàng "sạo" tới mức như thế nào ! Nên mỗi khi bị Hữu chỉ trích về vấn đề nấu nướng là Linh muốn điên người. Đâu phải là Linh không biết nấu ăn, Linh cũng thích làm bánh trái, thích nấu món này món nọ, nhưng món nào cũng bị Hữu tìm cách chê. Nguyên nhân tai hại là vì Hữu chỉ biết ăn một số món quen thuộc, lý do ngày xưa bà mẹ Hữu lo đi buôn bán, nên không có thì nấu nướng nhiều, người làm thì vụng. Do đấy thức ăn cho tiện thì mẹ Hữu làm thịt chà bông, hay thịt rim,và cứ mua giò, chả, và còn mấy thứ rau thì hầu như Hữu ….sợ chúng! Linh nghe bà dì của Hữu kể chuyện là hồi nhỏ Hữu bị ông chú bạt cho mấy bạt tai mới chịu ăn rau, và sau đó chỉ thích rau muống.

 

Trong các loại rau, Hữu chỉ mê rau muống, rồi đến rau ngót, bắp cải, tập trung có lẽ Hữu không ăn quá năm loại rau! Mùng tơi, rau đay, Hữu chê nhớt, rau rền, Hữu chê rau dại, rau sà lách soong, Hữu chê hăng. Riêng rau cải, Hữu chỉ ăn loại cải để muối dưa, những loại rau cải khác thì đều rất là …hờ hững, có nấu canh, Hữu chỉ chan nuớc. Hoặc nếu sào cải làn thì Hữu chỉ ăn thịt hay tôm, còn rau là…đánh bài lờ. Hữu đã không chịu tập ăn nhiều loại rau mà Hữu còn không ăn tất cả các loại đậu tròn, như đậu trắng để hầm với sườn heo. Hay đậu petit pois cũng vậy. Ngay cả đậu Hoà Lan cũng bị chê, nói gì đến đậu đũa, đậu ve. Ngoài ra Hữu cũng không ăn bầu, không bí, nếu có dùng để nấu canh thì Hữu chỉ chan nuớc. Hữu ghét tất cả các loại mướp. Rồi cũng ghét cả các loại măng khô, hay mục nhĩ (nấm mèo). Không ăn tương hay sì dầu dù là magi. Và rất sợ các loại mắm. Đã thế, lại còn khảnh ăn! Nên người lúc nào cũng gầy, làm như bị Linh bỏ đói không bằng.

Chính vì lối ăn kỳ cục của Hữu, nên tài nghệ nấu nuớng của Linh thui chột dần dần hết cả, bởi Hữu ngang bướng nhất định không chịu nếm món nào lạ. Linh nhớ món Pizza của Ý, phải mười tám năm sau, Hữu mới chịu ăn thử, và đến nay vẫn không "hảo", nếu có bị ăn Pizza với các con , cũng là vì bất đắc dĩ thôi. Đôi lúc Linh phát ghét nên đã lầu bầu nói nhỏ một mình :" Phải chi cứ cho kẹt lại sau 75, với cấp bậc và ngành đó trong nhà binh thì sẽ đi cảỉ tạo mút mùa, lúc đó xem còn có khó ăn không? thấy mà ghét."

 

Nhiều lúc Linh có cảm tưởng xưa mình bị anh chàng này "xiếc", vì khi tán tỉnh Linh, Hữu tỏ ra dễ tính lắm: " Ô, Anh ăn uống giản dị lắm, chỉ cần điã rau muống luộc, hay rau muống sào thịt bò, đĩa trứng tráng, gìo, chả hay thịt chà bông là cũng xong bữa."

Sao lúc đó Linh thấy Hữu dễ thương và dễ tính đến thế. Bây giờ thì….Linh lẩm bẩm:

"Thật khó ưa!"

 

3.

Xưa hồi chưa lấy chồng, ở nhà, những bát nấm, bátù bóng…bát bào ngư…Linh giúp mẹ nấu trong những dịp giỗ tết, cả họ phải trầm trồ, nhấùt là môn tỉa hoa của Linh thì số một, đúng tay nghề, những bông hoa hồng bằng cà rốt, những bông cúc đại đóa bằng đu đủ xanh, củ cải trắng, những búp hoa ngọc lan do Linh cắt và tiả, thật đẹp , trông không khác gì những đoá hoa thật cả.…bởi vì mẹ đã bắt Linh phải đi học những lớp về gia chánh. Lấy Hữu, Linh không trổ tài được, vì Hữu không ăn nấm, dù nấm tươi hay nấm khô, Hữu chê nấm khô là ăn mùì mốc!! Hũu lại không ăn không ăn đậu đũa, đậu ve…vì Hưũ sợ có sâu trong đó mà mình không nhìn thấy. không ăn gía, không hẹ, không xu hào. Gía, thì Hữu chỉ ăn khi chúng nằm trong bánh xèo. Và cà rốt, Hữu chỉ ăn khi nó là đồ chua trong bánh mì thịt, hay cắt hoa làm đồ chua ngâm trong các loại nưóc mắm để ăn với chả gìo, bún chả, nem nướng. Hoặc là một dúm nhỏ đồ chua trên đĩa cơm tấm mà thôi. Còn cà rốt nấu càri, hoặc sào chung với bất cứ món gì, Hữu đều nhặt ra khỏi dĩa.

 

4.

Nhắc đến cơm tấm, Linh nhớ khi xưa ở Việt Nam Hữu cũng ăn món này và có vẻ thích nữa. Những năm đầu sống trên đất Mỹ,1975,1976 làm gì có gạo tấm. Linh phải lấy cái bát gỗ ép của Đài Loan, nhỏ bằng cái tô ăn phở để giã gạo, giã từng dúm nhỏ loại gạo thường, giã nhiều lần mới đủ gạo cho mấy dĩa cơm tấm trong gia đình. Hữu cũng chê là không ngon như ở Việt nam! " Hừ! " Linh nghĩ thầm: "Cứ bị đi học tập cải tạo vài năm thì cái gì cũng ngon hết." Tuy nghĩ vậy, nhưng Linh vẫn yên lặng, chỉ buồn là Hữu đã không tế nhị để an ủi mình một câu về sự chiều chuộng của Linh dành cho Hữu, cố gắng làm tất cả cho Hữu. Nào là Linh ngồi hì hục giã từng náêm gạo nhỏ, vậy mà gạo vẫn bị bắn tung tóe, vì chày không ra chày, cối không ra cối!, nhưng bao nhiêu thương yêu trong việc làm đó, vất vả lắm mới làm đuợc đĩa cơm tấm cho Hữu, thế mà anh chàng chỉ chê khi thấy hột tấm không đều!

 

Rồi sau này lúc chợ có bán gạo tấm, Linh mua về nấu, thì Hữu lại chê qua khiá cạnh khác:

---Aên thứ cơm này sao bây giờ không thấy ngon, thấy cứ lổn nhổn, không còn ngon như ở Việt Nam xưa nữa!

 

5.

Đúng vậy, nhiều khi Linh có cảm tưởng như Hữu kiếm cách để hành Linh, nào là tại sao thịt bò em xắt nhỏ vậy? Sao dĩa rau này nhiều lá vậy? Sao đĩa rau muống này laiï nhiều cọng vậy? …bất cứ cái gì Hữu cũng bẻ hành bẻ tỏi. Trong khi những món Hữu chê thì bạn bè ngoại quốc ở trường Linh ai cũng thích cả. Nhiều khi Linh ngờ vực cái "taste" của các bạn Mỹ nên Linh lấy cơm trưa mang theo mời thử một đồng nghiệp Việt Nam, chự này mới đuợc tuyển vô làm năm nay. Anh chàng này cũng là dân sành ăn chứ đâu phảỉ dân nhà quê đâu, anh ta cũng đã từng dậy Anh văn ở đại học Chính Trị Kinh Doanh và phụ trách môn Nhân Văn bên Trường Võ Bị Đàlạt trước năm 1970, anh chàng cũng đã từng đi Mỹ du học 4 năm. Dĩ nhiên phải nhá cơm Mỹ thời gian du học, và cũng đã từng nhá bo bo trong tù cải tạo ba năm. Anh chàng ăn như điên và khen ngon rối rít, rồi hỏi Linh về cách nấu nướng để tự mình nấu lấy sau này. Thế mà Hữu lại chê, làm sao Linh không tức đuợc. Hồi xưa khi yêu nhau, Linh nghĩ mình sẽ hy sinh hết các sở thích của mình cho Hữu. Nhưng sống với nhau đã lâu, Linh thấy điều hy sinh những cái thói quen đã đuợc nuôi dưõng từ nhỏ thật quá khó khăn.! Và không "fair" tý nào.

 

6.

Aên thịt cá mãi cũng chán, nhiều hôm Linh thèm một quả cà muối, một tô canh rau đay, hay rau mùng tơi nấu với cua, nhưng…cứù làm món ăn cho hai đứa con xong, vì chúng thích ăn món của Mỹ, hoặc Ý, hoăïc Mễ, món Việt Nam thì chúng chỉ thích chả giò, phở, mì sào. gỏi cuốn, bún bò Huế, bánh cuốn v..v…còn những món kho mặn, các loại canh, chúng không chịu ăn, thà rằng chúng ăn mì gói! Vì vậy nấu xong bữa ăn cho ông chồng và hai đứa con với hai "gout " ăn khác nhau là Linh đã phờ người! Thôi thì…Linh dễ! ăn món nào cũng đuợc, nên đành nhịn những món mình thích để chiều mọi người cho xong!

 

Rồi cứ bao nhiêu lần đi chợ, nhìn thấy bó rau sà lách soong mơn mởn, bó tần ô xanh tươi nõn nà, Linh mua về và dự tính sẽ nấu cho mình đuợc tô canh riêng. Thế nhưng vẫn không có dịp, để rồi chúng héo úa lại phải vứt đi. Và Hữu lại có dịp kêu:

 

----Anh thấy em phí quá. Mua mà ăn, thì bao nhiêu anh cũng không tiếc, cứ đổ đi thế này thì thật phí phạm!

Nhưng Hữu đâu có chịu hiểu tại sao chứ!’

 

7.

Linh nhớ năm đầu khi mới lấy nhau, có lần đi chợ thấy quả cà muối trắng nõn trông thật quyến rũ, Linh vốn mê món này từ ngày còn ở nhà bố mẹ. Linh mua về, hí hửng cắùt lát rồi ngâm với nước mắm ngon, cắt thêm ít ớt đỏ. Chiều nay với giá nào, mình cũng ăn món cà này trong bữa cơm chiều. Thịt thà, tôm, ca,ù chán quá rồi. Để Hữu ăn những thứ đó, mình chỉ cần bát cà và tô nước rau muống dầm cà chua chín là đủ. Khi dọn bàn ăn, Hữu nhìn thấy bát cà. Anh chàng nhăn mặt:

---Anh chịu không nổi mùi cà muối, ghê quá!

Linh nghĩ Hữu thật là quá quắt, bát cà nhỏ làm sao có thể bốc mùì khó ưa đuợc chứ? Nếu Hữu nói đến mùi tương Cự Đà, hay mùi mắm nêm thì còn có lý. Biết Hữu sợ những thứ này, nên Linh dù thích ăn, cũng không dám ăn nữõa. Anh chàng bữa nay lại ló cái đuôi độc tài đây. Linh nghĩ vậy nên lần này Linh phải bắt đầu làm cách mạng:

----Em chả thấy có gì khó chịu cả, có "anh" khó chịu thì có.

Hữu không nói, lấy tờ báo đang đọc giở, che nữa bàn ăn, để khỏi nhìn thấy bát cà gém củõa Linh. Linh bực lắm, nàng để nguyên như vậy, và cả hai ngồi tiếp tục ăn cho xong bữa.

 

Sau này mỗi khi thấy Linh tỏ ý thích ăn những thứ như mắm tôm, cà pháo, bún riêu, bún ốc, là Hữu đều rùng mình: "Anh không hiểu sao mấy móøn đó mà em ăn đuợc cũng lạ thật. Một quả cà là ba thang thuốc nhé. Em không biết điều đó sao? Em có tật hay đau bụng lâm râm mà còn cứ thích ăn tầm bậy!"

 

8.

Chiều nay Hữu cằn nhằn về tội tuần này Linh bắt Hữu ăn tới 3,4 bữa beef steak, làm Hữu chán ngấy. Linh bực bội:

----Em nấu các món khác thì anh cứ kiếm chuyện chê, chỉ có mỗi món beef steak là anh bảo anh luôn thích món này. Anh nói là đàn ông phải ăn thịt, anh …tuổi cọp, cọpï thì thích thịt, chứ ø không có ăn ba cáí món bún vớ vẩn của các bà. Nên tuần này em cho anh ăn toàn steak, anh cũng kêu ca, kiếm chuyện, thì biết nấu gì bây giờ? Mấy con giáo sư Mỹ bạn em ở trường, chúng đi làm về, nhiều đứa không phải nấu ăn. Chồng nó nấu cho nó, còn anh, đã không giúp em ngay cả việc nhặt rau mà còn cứ bắt bẻ này nọ.

Hữu tròn mắt ngạc nhiên:

----A..a! bây giờ em lại phân bì với mấy con Mỹ hư đốn hả? Đàn ông là không có vào bếp, chuyện đó của… đàn bà!

Linh cãi:

_ Xem những phim ngoại quốc, anh không thấy các đầu bếp của các nhà hàng lớn toàn là đàn ông đó sao? Em đâu có thấy đàn bà được làm chief cook đâu?

 

Coi bộ Hữu bí thế, nên anh chàng vội đổi chiến thuật:

----Anh không nói chuyện đó nữa, nhưng em phảỉ nhớ là đàn ông Việt Nam không có vô bếp. Em có thấy bố em vô bếp bao giờ không?

 

Hừ, anh chàng này ghê thật, đánh tới cái đòn này thì hết chỗ nói. Dĩ nhiên làm sao bố vô bếp đuợc, Bố bận việc làm ăn bên ngoài, nhà đã có mẹ, có mấy chị của Linh, lại cũng có người làm (Ờ mà Linh cũng không biết bố có biết nấu ăn lấy không?) Nhưng Linh vẫn chưa chịu thua, vì Linh nhớ hồi nhỏ ở Hà Nội, khi gia đình Linh còn giàu có, nhà có u già, có hai thằng nhỏ để sai vặt và chơi với thằng em của Linh, là trai út trong nhà. U già cũng không phải nấu ăn, mà bố muớn riêng một anh bếp, anh Tý.

 

9.

Thuở đó, Linh đã lấy làm lạ là tại sao một người con trai cỡ 24,25 tuổi, nhanh nhẹn, mặt mày sáng sủa, tươi tắn, lại đứng nấu bếp một cách rất thiện nghệ, anhTý vừa làm, vừa hát nho nhỏ, chả có vẻ gì miễn cuỡng bực bội vì cái chuyện nấu nuớng cả.. Những món anh Tý làm rất ngon, anh biết nấu cả những món ăn Pháp , ngon không thua gì của tiệm Sơn Hà, cách nhà Linh hai căn, là tiệm ăn chuyên bán cho người Pháp thời đó. Linh mê nhất món thịt bò, hay thị thỏø sốt rượu vang của anh Tý nấu ngon tuyệt. Những món Việt, anh làm cũng hết xẩy luôn, cả nhà đều ăn ngon miệng, và Linh…thì… thỉnh thoảng vẫn ăn vụng, khi đi ngang qua nhà bếp. Có hôm nhót vài cuốn thịt bò cuốn láø sương xông nuớng thơm lừng trên vỉ than đỏ. Hay lấy trộm cái cái càng cua rang muối.

Thấy Linh im lặng, Hữu tưởng Linh chịu lời nói của mìn hđúng, nên lên nước:

---Sao? Em thấy anh nói đúng quá hả?

Linh cáu:

-----Em vẫn không đồng ý, hồi xưa nhà em có anh bếp nấu ăn, chứ không phải chị bếp. Ai bảo anh là đàn ông Việt Nam không vô bếp? Anh Tý đó, anh ấy người Bắc nhé. Không tin anh cứ viết thư về hỏi gia đình em xem có đúng không?

----Hừ, cái anh Tý nào nấu bếp ở nhà em xưa, vì anh ta chọn đó là nghề của anh ấy thì tôi miễn bàn. Nhưng em có thấy ở Việt Nam, những gia đình thông thường, có người đàn ông nào vô bếp nấu nướng cho vợ ăn không? Nếu có, mấy mụ vợ đó nên mang ra nện cho mấy trận đòn.

Linh phản đối:

---- Ở Việt Nam khác, vì các bà vợ 80% ở nhà lo nội trợ, nên ai cũng phải nấu ăn. Người nào đi làm, thì trong nhà đã có chị ở, chị ta làm hết việc nhà, các bà chủ chỉ đi làm kiếm tiền thôi. Còn ở đây, anh thấy không? Đàn bà vẫn phải lao ra ngoài xã hội để kiếm tiền phụ với chồng, về còn cơm nước, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, lo vườn tược hoa lá, chăm lo con cái học hành, đưa chúng đi học, coi bài vở chúng, kèm chúng home work….ngần ấy việc đổ lên đầu, vất vả trăm đuờng, chứ có đuợc suớng như phụ nữ Việt Nam trước 1975 đâu. Đa số các bà chỉ ở nhà lo việc nội trợ mà thôi.

-----Em nói như vậy có nghĩa là….

Linh ấm ức:

-----Nghĩa là gì nữa, em thấy mình ở trong trường hợp vất vả trên, và thêm nữa là…kiêm luôn

" chức" ….chị sen không công ở nhà, rồi anh còn hay bắt bẻ đủ thứ. Tức! Hồi xưa anh có vậy đâu ! Chị sen mà bị mắng mỏ, chị ta cáu sườn đòi nghỉ việc liền! Kiếm chủ khác dễ chịu để đi làm, còn em….bị la hoài mà vẫn không " nghỉ việc" đuợc! Anh cứ nhè em hiền mà bắt nạt hoài!

Hữu bực bội lắm cho rằng Linh bắt đầu bắt chước" Mỹ cái" , tỵ nạnh việc nhà:

----Em phải biết em là vợ người Việt Nam, là đàn bà Việt Nam ! Chứ không phải là mắt xanh mũi lõ đâu..

---- Tại em là Việt Nam nên em mới phảỉ chiều anh và nhịn anh đến ngày nay, chứ em mà là… Mỹ thì…em ly dị anh từ lâu rồi!

Hữu đưa hai tay lên trời la lớn:

------ Thôi hỏng! Giờ "cô" Mỹ quá qúa rồi!

Khi Hữu đã gọi Linh là bằéng "cô" là Linh biết cơn giận của Hữu đã lên đến cực điểm. Linh cũïng bực không kém, nhưng cách tốt nhất là bỏ vào phòng đóng cửa lại, để "chiến tranh" đông lạnh tại đó.

 

 

10.

Linh thấy mình bị xử ép vô cùng mà không biết phân bầy cùng ai, bạn bè mới chơi ở Mỹ, Linh không dám tâm sự với họ, kẻo rồi chuyện nhỏ họ xé thành chuyện lớn. Linh sợ cái tật hay "quá quan tâm" chuyện người khác của đa số phụ nữ, cứ rình gia đình người ta lâu lâu có những cơn dông nhỏ, và mây mù một tý là thổi thành cơn bão lớn. Không nói chuyện với ai được, mà cứ bị tức như thế này, chắc mình sẽ phát bịnh mà chết mất thôi. Linh nghĩ thầm như vậy. Linh chợt nhớ một lần nghe Linh than , Hữu đã cười lớn trêu Linh:

----Tuồi em sống dai lắm, em mà chết đuợc? Em chết thì lấy ai ngắm dùm những tượng sứ của em bầy trong 11 cáí tủ kính kia? Lấy ai ngắm dùm những bình pha lê em mua đầy tủ đó?

------Rồi anh coi, em cứ bị tức mãi thế này, sẽ thành bịnh mà chết, em sẽ chết cho anh sống một mình, khỏi còn ai cho anh bắt nạt nữa. Lúc đó anh tha hồ mà hành tỏi với ma!

 

11.

Linh tự khoá mình trong phòng ngủ đã 4, 5 tiếng đồng hồ ø rồi, và cũng đã cảm thấy đói bụng. Ở mãi trong phòng cũng chán, những cuốn sách Linh muốn đọc thì ở mấy kệ sách lớn duới nhà, còn TV ngày cuối tuần sao mà phát ghét, cứ toàn football, thứ Hữu ghét cay, ghét đắng. Linh cũng không ưa gì môn thể thao naỳ, các chương trình khác đều nhạt hơn nuớc ốc!

 

Chiều nay Linh ngắm mấy con figurine của hãng Royal Dulton bầy trong tủ kính ở phòng ngủ cũng không còn thấy thích như những lúc bình thường. Bao nhiêu tuợng đẹp khác của Armani,Dressden, Hummel, Lenox…v..v. thì bầy trong những cái tủ ở các phòng khác. Bây giờ Linh muốn đi coi chúng cũng không đuợc, không muốn làm hoà với Hữu, Linh đâu muốn ra khỏi ra phòng. Linh xoay qua mở nhạc lên nghe, lúc bình thường, mỗi tối trước khi đi ngủ , Hữu thường mở nhạc êm dịu, hoặc những CD mới, có tiếng hát KhánhHà, Aí Vân, Thanh Hà, Duy Quang , Vũ Khanh…Hai vợ chồng thuờng nghe nhựng lời nhạc trữ tình, những âm thanh ngọt ngào quyến rũ…rồi cùng nhắc nhau lại kỷ niệm cuả thuở mới quen và yêu nhau …

 

.…..Ngày xưa….cái ngày xưa đó, mới đây mà đã mấy chục năm, bao nhiêu gắn bó trong đời sống, bao nhiêu chia sẻ ngọt bùi, vợ chồng đã dắt díu nhau phiêu bạt hơn nửa quả điạ cầu để đến được vùng đất tự do naỳ. Linh nhớ lại ngày đầu đuợc người bảo trợ dẫn đi phố. Thấy Quân không chịu rời khu bán đồ chơi của trẻ con, cả hai vợ chồng thấy buồn và lúng túng. Người bảo trợ rất tốt, họ mua cho Quân mấy thứ Quân thích, lúc đó thằng bé chưa đầy năm tuổi. Để con nhận mấy món qùa từ một người đàn ông chỉ hơn mình vàì tuổi, Linh thấy Hữu có vẻ lấn cấn khó chịu, chắc lòng tự áí bị tổn thương. Linh biết Hữu muốn mua sắm cho vợ con, do chính đồng tiền mình kiếm đuợc, với bản tính không thích ỷ lại của Hữu và cái tự trọng của một người chủ gia đình, của một sĩ quan trong hàng ngũ chỉ huy xưa, không cho phép Hữu bị lệ thuộc vào những nương nhờ, xin xỏ với người bảo trợ. Hai vợ chồng đã tự nhủ với mình rằng phảỉ cố gắng làm việc để tự túc sống, và nuôi gia đình, dù cho công việc có vất vả, cực khổ chăng nữa. Hữu muốn õ một mình chịu đựng và sẽ để Linh đi học lại.

 

12.

Khi Linh nhìn thấy con say sưa với món đồ chơi mới, Linh bỗng thấy xót xa, nếu không mất nước thì Quân đâu có phảỉ thèm thuồng như vậy. Mình nó đã có biết bao nhiêu đồ chơi đẹp do bên nội, bên ngoại mua cho. Chưa hết, Quân còn có những món đồ chơi lạ từ Mỹ gửi về do bà chị ruột của Hữu, bà là giáo sư Trưng Vương đi tu nghiệp trước năm 67 và đã ở lại luôn trên vùng đất hứa này. Và Hữu, khi đi tu nghiệp ở Đài Loan, ba vali lớn mang về, thì riêng một vali là đồ chơi Hữu mua cho con, một vali khác là những quà mua cho Linh, valy còn lại là quần aó của Hữu mang đi…rồi lại mang về!

 

Nay nhìn nét mặt hớn hở với đôi mắt sáng lên của con khi có món đồ chơi mà nó yêu thích . Linh vui trong niềm vui cuả con, nhưng cùng lúc cũng nhận thấy cáí "đắng" của mình khi bất lực chưa tự mình kiếm ra tiền. Phần Linh tuy mê thích nhiều thứ, nhưng Linh đã đè nén đuợc để không làm Hữu phảỉ suy nghĩ và buồn. Ngày xưa khi còn ở Việt Nam, những gì Linh thích, Hữu chả bao giờ phảỉ để vợ ao ước, thích một, Hữu mua cho hai! Nhưng nay….

 

Linh bỗng tiếc vô cùng mấy lượng vàng đã bán rẻ ở trong traị tỵ nạn Fort Chaffee, để chỉ mua những thứ không hoàn toàn cần thiết nhưng chúng lại là những thứ thiếu hụt, thèm muốn của sau một tháng lênh đênh trên biển đi tìm tự do năm 1975.

 

13.

Với vốn liếng ngoại ngữ sẵn có, vì Hữu vốn gốc trường Tây từ nhỏ đến tú đôi, và cũng là dân Luật Khoa về sau. Khi còn ở trong quân đội. Hữu đã từng làm việc vơiù nhiều cố vấn Mỹ trong nhiều năm, nên vấn đề ngoại ngữ không có gì trở ngại cho Hữu, chỉ năm ngày sau khi đến thành phố này, Hữu đã được việc làm khá tốt so với các người Việt định cư tại đây cùng thời gian.

 

Sau hai tuần lễ ở với người bảo trợ, gia đình Linh dọn ra ngoài, chiếc xe 4 bánh vẫn chưa có, sở thì xa nơi nhà thuê đến cỡ 7,8 dặm, và cũng không tiện đuờng xe bus. Mấy tuần lễ đầu Hữu vẫn đạp xe đạp đi làm vì trời cuối thu cũng không đến nỗi giá buốt, cái xe đạp cũ của nhà thờ cho Quân, họ đùa là để Quân dùng khi lên trung học. Nay chiếc xe đạp làm phương tiện di chuyển của bố để kiếm tiền nuôi cả nhà.!

Khi vào đông, số tiền vợ chồng dành dụm vẫn chưa mua nổi một chiếc xe kha khá để khỏi lo vụ tu sửa sau này. Hữu vẫn đạp xe đi làm, nhưng….có một hôm Linh không thể nào quên nổi, đó là lần Hữu bị cảm, người hâm hấp nóng, và muốn óí, Hữu yếu hẳn khi bệnh cúm hành hạ. Linh lo lắng:

-----Hay anh nghỉ nhà hôm nay đi, chứ trời lạnh buốt thế này mà anh dầm thân cả nửa giờ ngoàì băng giá, em sợ sẽ bị đau nặng đó.

Nhưng Hữu nhất định phản đối. Linh đâm liều;

----Cứ nghỉ đi, tới đâu hay tới đó, mình không chết đói suốt một tháng lênh đênh trên biển tìm tự do, không lẽ chết đói ở cáí xứ thừa bơ sữa này? Nếu cần, thì…xin trợ cấp, welfare, như một số nguời đồng hương ở đây.

Hữu gạt phắt cáí ý kiến đó của Linh. Hữu không muốn người ngoại quốc nghĩ mình lạm dụng sự cưu mang dân tỵ nạn của họ, và nhất làø người xếp Mỹ sẽ đánh giá mình không tốt, mới đi làm chưa đuợc bao lâu đã nay đau, mai ốm. Hơn nữa làm việc chưa đủ ba tháng, bảo hiểm sức khoẻ chưa có tác dụng, và cũng chưa có ngày sickleave, làm luơng giờ, làm ngày nào, ăn luơng ngày đó mà thôi. Nên Hữu nhất định vẫn đi làm. Hôm đó tuyết khá dầy, phủ trắng mặt đuờng. Linh chạy ra đến đầu đuờng để tiễn Hữu…Nhìn dáng Hữu gầy ốm, ngồi xiêu vẹo trên chiếc xe đạp trong cơn mưa tuyết mịt mù…mắt Linh đã nhoà đi, không biết vì bụi nước hay vì nước mắt? Và hơn lúc nào, Linh đã thấm đuợc cái thực tế về mầu trắng thơ mộng này trong trí tuởng ngày còn đi học.

 

Tuyết đâu còn đẹp như khi xưa lúc tuổi hồng đọc tập thơ của Cung Trầm Tưởng về Paris với ga Lyons đèn vàng và tuyết trắng bay bay…

 

14.

Ít lâu sau cuộc sống của vợ chồng Linh ổn định với công việc khác khá hơn của Hữu. Hữu cũng mua đuợc cái xe đầu tiên trên đất Mỹ. Với chiếc Volkswagen "con bọ" mầu cam xinh xắn đó, vợ chồng và đưá con nhỏ chất lên xe mỗi cuối tuần để Hữu chở đi chơi.

 

HKLoan02.jpg (13297 bytes)

 

 

Linh muốn mua sắm gì không bao giờ Hữu từ chối, dù với đồng lương còn khiêm nhường của kẻ mới định cư. Linh cũng không đòi hỏi gì qúa khả năng của chồng. Hữu chiều vợ con hết mình, tất cả là cho Linh và Quân, ngoài ra Hữu còn nghĩ cả đến gia đình Linh, những người thân còn kẹt laiï. Hữu nhắc nhở Linh gửi qùa tiếp trợ cho bố mẹ và cả những người bạn thân của hai vợ chồng.

 

15.

Bây giờ các con đã lớn, sự hy sinh của Hữu lại càng nhiều hơn nữa, vì những tốn kém trong việc học, xe cộ, quần aó….Hữu luôn tỏ ra là người rộng rãi trong vấn đề này. Hữu nhường hết cho con cái, nhiều khi Linh dục Hữu may mặc mua sắm cho chính Hữu, thì Hữu đều gạt đi:

----Anh không cần, xem tụi nhỏ cần gì thì em sắm cho chúng. Anh thấy chúng cần dàn máy computer mới. Cái đó cần thiết đấy, để chúng làm bài ở nhà, và tìm tài liệu ở các web site, khỏi cần vô thư viện của đại học buổi tối.

Rồi những món tiền kiếm phụ trội, Hữu cũng không mua gì cho cá nhân Hữu, mà dành tất cả cho gia đình và cho Linh mua sắm những thứ gì Linh thích! Linh thấy niềm vui của Hữu là nụ cười của mọi người trong gia đình, con cái ngoan, học hành giỏi là Hữu mãn nguyện. Trong những năm ở Mỹ . Hữu đã trải qua những nhọc nhằn, vất vả để tạo dựng cho Linh và các con một mái ấm gia đình như hiện tại. Những khó khăn, cực nhọc đó Hữu chưa hề than van.

 

16.

Tiếng máy cắt cỏ nổ lớn ngoài sân làm cắt đứt giòng tư tưởng của Linh. Linh nhìn ra ra vườn sau, thấy Hữu đang lái cái xe cắt cỏ trong khu vườn rộng mênh mông như một khu rừng nhỏ. Hữu chăm sóc ngôi nhà luôn được tươm tất, thảm cỏ lúc nào cũng xanh mướt, vườn cây phải gọn ghẽ đâu ra đó, Hữu tỉa từng gốc hồng, nhặt từng mẩu cành cây nhỏ rớt trong sân. Mỗi thứ đều đẹp như trong những tạp chí Mỹ quảng cáo về nhà cửa và vườn tược. Linh chợt nhận ra rằng rất nhiều việc Hữu làm mà không bao giờ Hữu đòi Linh phảỉ phụ, dù Linh có ngồi không! Linh bỗng thấy mình sai quấy vô cùng và ân hận đã để " chiến tranh " xẩy ra sáng nay. Linh vội mở cửa phòng để ra bếp và chuẩn bị làm bữa cơm chiều thật ngon cho Hữu.

 

Hương Kiều Loan