Chúng Tôi và một chuyến đi chơi:
Quốc Tử Giám

Hình ảnh và bài:

Hương Kiều Loan

 

  

(photo HKL)

 

1.

Năm 1997, tôi về thăm bố lần thứ hai kể từ ngày di tản 75. Cụ đã gần 90, râu tóc bạc phơ, nhưng trí nhớ còn rất minh mẫn. Ngày tôi rời Hà Nội thì còn quá nhỏ để nhớ được hết những gì cần nhớ, trong trí nhớ về tuổi thơ, tôi chỉ nhớ đuợc con đuờng nhà mình đã ở, con đuờng hàng Bông Thợ Nhuộm và một vài phố loanh quanh khu vực đó, cùng ngôi trường Saint Paul, nơi tôi bị "nhốt" nội trú. Cũng tại cái tật buổi trưa lẻn nhà ra vuờn hoa Cửa Nam đánh kiếm với mấy đứa lỏi tỳ cùng phố, bắt chuớc d’Artagnan của cuốn phim Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ đang chiếu bấy giờ và bị bố bắt gặp đang đấu kiếm, thế là…. cái thân nghịch ngợm đuợc gửi ngay vào nội trú để các ma sơ uốn nắn cho nên nết. Ðuợc sanh ra ở Hà Nội, nhưng tôi lại lớn lên ở miền Nam, những kỷ niệm về nơi thơ ấu còn sót lại quá mơ hồ trong tiềm thức, những khi đọc sách nói về danh lam thắng cảnh của quê cũ, tôi rất muốn có ngày đuợc tận mắt đến coi những nơi di tích sử. Nhất là sau này khi phải xa đất nuớc thân yêu cả mấy chục năm, lòng hoài hương càng mạnh mẽ hơn, niềm khao khát đuợc nhìn lại những nơi của tuổi thơ như một uớc vọng khó nén đuợc. Quốc Tử Giám là một nơi nằm trong danh sách mà nhất định với giá nào tôi cũng phải đi vãn cảnh cho đuợc. Tôi bèn hỏi bố về nơi này, vì bố đã ở HàNội từ nhỏ cho đến ngày di cư 54.

 

Suốt cả buổi tối, tôi đuợc bố cho biết về Quốc Tử Giám và tôi đã ghi lại được như sau:

 

" Theo định nghĩa thì Quốc = Nước, Tử = Con, và Giám = Xét. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Ðào Duy Anh thì Quốc Tử Giám là trường đại học của Triều đình lập ở kinh đô để đào tạo các nhân tài ra làm quan.

Trong Việt sử, thì từ đời nhà Lý đã có thi nho sĩ, nhưng chỉ thi Tam Trường (Cử nhân) mà thôi. Ðến đời nhà Trần, năm Nhâm thìn (1232), dưới đời Trần Thái Tông, mới mở khoa thi Thái học sinh (Tiến sĩ). Ðến khoa thi năm Ðinh vị (1247) đặt ra tam khôi, là ba tước vị đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Khoa này có ông Lê Văn Hưu, đỗ bảng nhãn, sau này nổi tiếng là vị sử gia đầu tiên làm ra bộ Ðại Việt sử gồm có 30 quyển, chép từ Triệu Võ Vương đến Lý Chiêu Hoàng.

Năm Qúi sửu (1253), cuối đời Trần Thái Tông thì lập Quốc Học Viện để giảng tứ thư và ngũ kinh.

Sang đời nhà Lê, ông Lê Lợi sau khi đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên ngôi tôn là Vua Lê Thái Tổ (1428-1433) đã sửa sang lại mọi việc học hành, đặt Quốc Tử Giám ở kinh đô để cho con cháu các quan viên và những người thường dân lỗi lạc vào học tập.

Sang đời Hậu Lê thì sự học hành cũng vẫn theo như đời trước, lấy Nho học làm trọng. Ở Quốc Tử Giám thì đặt thêm các Học quan. Theo quy chế thì vị Hiệu trưởng của nhà trường có tườc vị là Quốc tử Tế tửu (Vị chủ tế được dâng rượu) và vị Hiệu phó có tước vị là Quốc tử Tư nghiệp. Hai vị giảng quan, mỗi tháng một lần giảng kinh sách cho sĩ tử, gọi là tiểu tập, và ba tháng một lần có đại tập.

Tới thời nhà Nguyễn, Vua Gia Long lên ngôi năm Nhâm tuất (1802) sau khi đã thống nhấùt đất nước, nhờ võ công dựng nên cơ nghiệp, nên quan đầu triều ở kinh đô Thuận hoá là Ngũ quân Ðô thống và các quan Tổng trấn Nam và Bắc đều là võ quan. Vua Thế tổ Cao hoàng nhà Nguyễn (1802-1819) cũng biết rằng sự trị nước cần có văn quan nên rất lưu ý đến việc học hành và thi cử. Ngài đặt nhà Văn miếu ở các doanh và các trấn, thờ đức Khổng tử, để tỏ lòng trọng Nho học. Ở Kinh đô ngài thiết lập Quốc Tử Giám để dậy con các quan và các sĩ tử. Trường Ðại học quốc gia như thế chính thức rời từ Thăng Long vào Thuận Hóa.

Cuối đời nhà Nguyễn, dưới sự bảøo hộ cùa Pháp, Nho học trờ nên lỗi thời, Quốc Tử Giám không còn tồn tại. Tới vua Thành Thái, khi lên ngôi năm 1888, nhà vua tuy mới lên 10 tuổi, nhưng đã sớm nhận thấy sự áp bức của thực dân Pháp đối với Nam triều nên vẫn ủ ấp hoài bão nâng cao dân trí canh tân đất nước. Tới năm 1896, khi đủ 18 tuổi được tự quyết định việc triều chính, vua Thành Thái mời ông Ngô Ðình Khả là một nhân sĩ trí thức đã được hấp thụ xâu sắc nền Nho học Khổng Mạnh, lại từng được du học ở Tổng Chủng Viện của dòng Thừa Sai Paris ở Mã Lai, để giao phó trách nhiệm tổ chức và điều khiển một cơ sở giáo dục cấp quốc gia . Cơ sở này được gọi là Trường Quốc Học và là hậu thân của Quốc Tử Giám. Ông Ngô Ðình Khả, trong chức vụ Chưởng Giáo (Hiệu trưởng) đã thuyết phục được chính quyền bảo hộ cho trường được giảng dậy cà hai nền văn hoá Ðông và Tây với ba ngôn ngữ: Quốc văn, Hán văn và Pháp văn. Suốt gần 80 năm tồn tại (1896-1975) trường Quốc Học ở Huế đã cung cấp cho đất nước rất nhiêu nhân tài ở mọi ngành."

 

Bố cũng nói đó là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Chúng tôi mời bố một chuyến ra Bắc thăm lại những ngôi nhà ngày xưa mà bố đã một đời tạo dựng. Nhưng bố từ chối vì tuổi đã cao đi lại sẽ bất tiện. Tôi đoán đó là một lý do chínhï, còn lý do phụ có lẽ bố không muốn nhìn thấy bao công trình đã mồ hôi nước mắt mới xây đuợc mấy dãy nhà , nhưng sau 1954, bị chính phủ trưng dụng hết , gia đình người chị cả của tôi ở lại với chồng con, chỉ đuợc họ cho giữ nửa căn nhà nhỏ nhất. Chị tôi cũng đã qua đời cả chục năm rồi. Về thăm lại chỉ thêm đau lòng.

 

&&&&&&&&&&&&&

 

 

2.

Ba tuần ở HàNội, thời khoá biểu đuợc sắp xếp thật kỹ, ngày nào đi đâu, làm gì, v...v... vốn gốc nhà binh cũ nên "anh chàng "của tôi tính tọa độ, mục tiêu đâu ra đấy. Không bạ đâu xâu đó như cá tính lè phè nghệ sĩ của tôi. Anh chàng còn đe: " Em muốn đi coi làng Bát Tràng, đi Vịnh Hạ Long, đi Ðồ Sơn, v...v... nơi nào cũng muốn đi chơi, mà không theo đúng lịch trình đã sắp xếp, là tôi cho ở nhà, sáng phải lo dậy sớm đi đó…"

 

Tại Hà Nội chúng tôi đuợc vợ chồng người em họ của anh chàng làm hướøng dẫn viên. Chị Tuyên tạm đóng cưả tiệm thuốc Tây khi nào cần đi cùng với chúng tôi. Anh Tuyên là bác sĩ, và về hưu đã ba năm, rất rảnh rang, nên lúc nào anh cũng có thể làm hướng dẫn viên đuợc, vả lại đi chơi chỗ này chỗ kia cho khuây khoả. Buổi đi coi danh lam Quốc Tử Giám đuợc dụ trù vào sáng sớm, buổi chiều sẽ đi lễ chùa Trấn Quốc và đền Quan Thánh, nơi tôi vẫn muốn được nhìn lại ngôi tượng đức Thánh bằng đồng đen, tượng ngồi và to cao đến trần nhà. Trong ánh sáng tối mờ mờ của gian thờ, pho tượng coi rất oai phong và đáng sợ, khiến ngày nhỏ tôi cứ lấm lét nhìn vì nghe người lớn dọa là nếu hư, hay vòi vĩnh và hay ngủ nhè chè thiu là đức Thánh cũng biết hết…v..v... Chú tôi cũng từng bế tôi lên để sờ vào bàn chân đồng lạnh ngắt của đức Thánh và hứa là sẽ ngoan ngoãn.

 

3.

Chị Tuyên đề nghị để thay đổi khẩu vị ăn sáng và cũng nhân tiện giới thiệu với chúng tôi tiệm phở gà mà chị khen là ngon nhất khu vực này, tiệm ngay đầu con đường Nguyễn Ðình Chiểu, nơi có khách sạn chúng tôi thuê. Vừa buớc vào tiệm, điều đập vào mắt tôi ngay là xuơng gà nhả la liệt duới đất, gần các bàn ăn. Chủ tiệm lại không sai người quyét dọn khi thấy các lớp khách mới vào, có lẽ họ muốn để như thế để chứng minh là tiệm đã đông khách ăn từ sáng đến giờ. Hình như điều vứt xuơng duới đất là chuyện bình thuờng ở nơi đây, nên tôi không thấy anh chị Tuyên than gì khi nhìn thấy vậy. Tôi tự hỏi không hiểu đến bao giờ họ mới dọn sạch lũ xuơng đó trong ngày? Tôi mỉm cuời khi nghĩ nếu mình mà đi ăn phở chiều, chắc là ngồi ăn có đống xuơng bên cạnh làm bạn !

 

Các bàn ghế trong tiệm thấp lè tè, kiểu như các dãy bàn bán hàng quà ăn ngoài chợ. Ghế là ghế dài, ngồi hai ba người một ghế. Chúng tôi chọn đuợc cái bàn ở góc nhà là sạch và có ít xuơng duới đất nhất. Anh chàng nhà tôi ngồi không quen với cái ghế dài thấp, Anh chị Tuyên phải nói chủ kiếm cho mấy cáí ghế mây, cao hơn dãy ghế dài kia.

 

Thịt gà vẫn là món xa xỉ cuả người Việt, nhất là ở miền Bắc, phở gà đắt hơn phở bò cho nên tô phở hình như chỉ có con gà bay thoáng qua, lèo tèo dăm miếng thịt, đã ít lại còn thái nhỏ. Chúng tôi phải yêu cầu họ làm cho những tô đặc biệt, vì tô phở nơi đây bé quá, cỡ chỉ nhỉnh hơn loại tô tôi làm bún thang ở Mỹ. Ăn như thế no sao đuợc khi sẽ dự tính đi chơi suốt sáng nay và lang thang ở Văn Miếu.

 

4.

No rồi, chúng tôi muớn hai xe xích lô để vừa đi vừa ngắm phố phường. Xe xích lô ở Hà-Nội rộng hơn ở Sàigòn, ngồi đuợc hai người khá thoải mái nếu thân không phải là bồ tuợng. Không như xe xích lô ở miền Nam, đã chật hẹp, lại còn có cao tễnh lên, ngồi chênh vênh chả giống ai.

 

Hà-Nội vẫn mang những nét cổ xưa như một thành phố lùi lại cả thế kỷ. Nếu so với những nuớc láng giềng như Mã Lai, Tân Gia Ba, Thái Lan… mà chúng tôi đã có dịp ghé qua, thì Hà-Nội và các nuớc láng giềng đã cách nhau một trời một vực về sự tân tiến của họ, vì mấy nước đó đã bắt kịp đà văn minh của thế giới. Anh Tuyên cho biết chính phủ cấm sưả chữa xây cất nhà mới cao ba bốn tầng trong khu vực 36 phố phường của thành phố, vì chính quyền muốn giữ nét độc đáo để hấp dẫn du khách ngoại quốc đến thăm viếng VN. Muốn nhìn những đổi thay, thấy nét văn minh thì phải ra ngoại ô, mấy năm gần đây nhà cửa cất lên như nấm. Ðúng như vậy, chúng tôi mấy ngày truớc khi đi chơi vùng Nghi Tàm đã thấy những toà nhà cao 5 hay 6 tầng, xây kiểu mới, kiến trúc như những dinh thự của các nuớc tân tiến, trông thật là nguy nga. Thì ngay sát vách, vẫn còn di tích của sự nghèo khó bên cạnh, là những ngôi nhà thấp bé, lụp xụm, khép nép dựa tuờng vào ngôi biệt thự kia, những ngôi nhà này thuờng có các mái ngói cũ kỹ, vá víu, mẻ vỡ, nhiều căn còn là mái tôn hay mái lá, đôi khi bên cạnh những ngôi biệt thự tráng lệ, lại là ao rau muống..v...v... Sự tuơng phản quá cách biệt và khác biệt đã khiến tôi nhìn mà đau lòng.

 

Bạn bè khuyên về VN, nên về vào dịp gần Tết sẽ vui và đẹp, khí hậu mát dễ chịu. Biết như thế, nhưng chúng tôi chỉ về được mùa hè, vì chỉ dịp này mới đuợc nghỉ ba tháng rong chơiø như học sinh, thầy cũng như trò mà thôi! Ðã bị cái thiệt là vé mua dịp hè rất đắt. Lại còn cái xui là khí hậu ở VN oi bức khó chịu hết chỗ nói, vừa oi, vừa nồng vừa hâm hấp, mắt kiếng cứ phải lau hoàì, nếu không sẽ mờ như khói chả thấy đường đi.

 

(Phố Lữ Gia ( tên cũ) photo : HKL)

 

(Một phố Hà Nội photo :HKL)

5.

Vừa xuống xe, anh chàng đã vội chạy qua bên kia đuờng mua 6 chai nước suối, tôi vội xí ngay chai hai lít cho chắc ăn. Dù phải xách nặng hơn, nhưng kinh nghiệm mấy ngày qua đã cho biết, khát nuớc như dân du mục ngoài sa mạc, mồi hôi thì đổ như tắm, nên lúc nào cũng cần tu nuớc. Tôi ôm khư khư chai nước cứ như thần giữ của vậy.

 

Chúng tôi phải mua vé vào cửa. Qua cỗng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu . Hai bên cổng có hai câu đối viết chữ nho, hình như mới đuợc son phết lại vì thấy nuớc sơn còn mới. Khu nội tự của Văn Miếu Quốc Tử Giám tôn nghiêm được ngăn cách với bên ngoài bằng gạch bao quanh. Anh Tuyên cho biết là chia Quốc Tử Giám làm 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp đựợc giới hạn bởøi các tường gạch và có các cửa thông nhau: Một cửa chính và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: Cổng Văn Miếu, cổng Ðại Trung, Khuê Các Văn, Cổng Ðại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học. Qua cổng tam quan vào khu thứ nhất gọi là khu Nhập đạo. Ðây là không gian cây xanh và thảm cỏ. Con đường lát gạch chính giữa dẫn đến khu cổng Ðại Trung vào khu thứ hai, hai bên có hai đường nhỏ dẫn vào hai khu của Thành Ðức và Ðại Tài v..v….anh giải thích như vậy cho chúng tôi biết.

 

6.

Mới chỉ đi qua cái cổng đuợc một quãng ngắn mà tôi tuởng như mình lạc vào một thế giới khác, xa cách hẳn thế giới nhộn nhịp buôn bán bên ngoài, dù chỉ cách nhau có bức tuờng gạch cũ đen với rêu phong đuợc xây bọc quanh vùng Văn Miếu. Có lẽ cái êm ả, tĩnh lặng, thêm vào cây cối xanh mát, thảm cỏ non, rồi lớp cỏ tóc tiên đuợc trồng bọc riềm cho từng khu vực của những thảm cỏ, trông thật đẹp mắt và duyên dáng, khiến tôi thấy yêu thích nơi này một cách lạ lùng. Mọi góc cạnh đều tươm tất sạch sẽ. Thật là điều đáng khen cho những người có phận sự giữ khu vườn tược của Văn Miếu.

( Lối đi chính trong Quốc Tử Giám photo:HKL)

 

 

Cũng vẫn lối đi bằng gạch đỏ ấy, dẫn đến Khuê Các Viên, ( --vẻ đẹp của Sao Khuê--chủ đề văn học) cái tên nghe hay như truyện Tàu. Nơi này có hai cổng nhỏ phụ là Súc Văn và Bí Văn. Khuê Các Văn là một lầu vuông 8 mái, đuợc xây dựng vào năm 1805, đời vua Gia Long nhà Nguyễn. Gác xây trên nền vuông cao, lát gạch Bát Tràng, kiểu kiến trúc của gác khá độc đáo, gác nằm trên bốn trụ gạch, bốn bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ, 2 tầng, máí đuợc lợp bằng ngói ống, bốn góc bằng đất nung. Sàn gỗ chừa một khoảng để bắc thang lên gác. Bốn cạnh có riềm gỗ được chạm trổ tinh vi, xung quanh lại có lan can, 4 cửa sổ hình tròn đuợc trổ ở mỗi mặt gác.

 

 

( Cổng qua khu Văn Bia, PT:HKL)

 

( Lầu Khuê Các Văn)

 

Tại khu Khuê Các Văn này có hai hồ lớn hình chữ nhật, nhưng bốn góc lại vòng. Hồ có tuờng gạch bao quanh, cao đến ngực một nguời bình thuờng. Trong hồ thả hoa sen nhưng mùa hè hoa không nhiều chỉ lác đác đuợc ít đoá sen trắng, còn lại là lá, vào muà nắng nên nuớc trong hồ cũng cạn khá thấp, nuớc xanh đục mầu rêu. Tôi cứ ao uớc phải chi nuớc trong hồ cao hơn và hồ có nhiều hoa sen trắng hay sen hồng thì đẹp biết mấy. Tuy vậy phong cảnh cũng nên thơ lắm. Tôi vòi anh chàng chụp hình cho mình, vì anh chàng có khiếu về nhiếp ảnh, chụp bảo đảm sẽ đẹp. Anh chàng nhăn nhăn nhó nhóù, chỉ chụp cho vài kiểu rồi không chịu chụp nữa. Giá là thuở mới quen nhau, chắc tôi đã có nhiều hình chụp đẹp mà không cần phải năn nỉ! Nghĩ mà ức lòng! Ðến nơi đẹp thế này mà không có hình lưu niệm, thật uổng! Nhưng với cá tính nhà binh cũ, lại chẳng văn nghệ văn gừng, nên anh chàng không huởng ứng việc tôi thích chụp nhiều hình một tý nào.

( Hồ sen)

 

Cuối khu này có hai cổng nhỏ dẫn đến Ðại Thành Môn, thoáng nhìn cái cổng có vẻ u buồn, nhưng vừa qua khỏi cái cổng nhỏ đó, người ta lại quá ngạc nhiên vì bước vào một vùng rộng và trong sáng. Tôi có cảm tưởng như cả một bầu trời mới mở rộng, nơi đây có một hồ nước lớn hình vuôâng gọi là Thiên Quang Tĩnh ( giếng trời trong sáng) có tuờng cao bao quanh như hai hồ phiá bên kia lầu Khuê Các Văn. Theo quan niệm người xưa, giếng hình vuông tuợng trưng cho mặt đất, cửa sổ của Khuê Các Văn hình tròn, tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, với ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hóa Nho học Việt Nam.

 

( Giếng Thiên Quang, Photo:HKL)

 

Hai bên hồ là dẫy bia đá tiến sĩ, đó những di vật quý giá nhất của khu di tích lịch sử. Hiện nay còn 82 tấm bia, phân chia đều thành hai bên, mỗi bên có 41 bia cân xứng nhau qua giếng Thiên Quang. Ở hai khu vục bia này đều có những con rùa to lớn bằng đá nằm câm nín chịu đựng sức nặng của những tấm bia đá đè đứng trên lưng chúng. Con nào con nấy nằm im lìm giống nhau, bia nào bia nấy dựng thẳng đứng, cao giống nhau. Ðó là những tấm bia đá khắc tên những người đỗ tiến sĩ. Anh Tuyên cho biết truớc đây những dãy bia đá và ruà này phải đội suơng đội nắng, và gió qua bao thế kỷ. Cho mãi năm 1993 mới đuợc dựng mái để che. Qũy do tổ chức doanh nghiệp Mỹ đài thọ. Hèn gì bây giờ trông dãy nhà bia đẹp và trang nghiêm hẳn ra.

 

Tôi cũng hỏi anh về những chuyện thi cử của các triều đại truớc mà tôi đọc trong sách giáo khoa thuở còn đi học, nay tha huơng bao năm đã quên dần. Anh cho biết là ở nước ta, từ thế kỷ 11, triều đại nhà Lý đã bắt đầu dùng chế độ khoa cử rồi tuyển dụng quan lại trong những người có bằng cấp. Dưới triều nhà Nguyễn, vào thế kỷ 19, thi cử có ba kỳ, ở ba cấp bậc là những kỳ thi Hương, thi Hội và thi Ðình. Thi Hương cứ ba năm tổ chức một lần, ở nhiều nơi. Thời đó ta có các trường thi, từ Nam ra Bắc là ở An Giang, Gia Ðịnh, Bình Ðịnh, Thừa Thiên, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Ðịnh và Hà Nội. Thi Hương gồm bốn kỳ gọi là nhất trường, nhị trường, tam trường và tứ trường; thí sinh trúng kỳ trước mới được vào kỳ sau. Trúng bốn kỳ là cử nhân, trúng ba kỳ là tú tài. Số người thi ở mỗi nơi kể có hàng ngàn, lúc lấy cử nhân còn vào khoảng 30 người và tú tài chừng 75 ngưòi. Qua năm sau, có khoa thi Hội tại bộ Lễ ở kinh đô để những người có học vị cử nhân dự thí. Ai trúng cách thì được vào sân đình nhà vua thi một kỳ cuối cùng, gọi là thi Ðình. Những người thi Ðình trúng cách được học vị tiến sĩ, nhưng cũng có thứ bực pân biệt được xếp hạng vào ba cái bảng gọi là giáp. Vì vậy ta thường dùng từ khoa bảng hay khoa giáp để chỉ những người có bằng cấp. Ba người giỏi nhất đưọc ghi tên trên bảng đàu gọi là đệ nhất giáp, và theo thứ tự đuợc đề tên trước hay tên sau mà gọi là đệ nhất giáp, đêï nhất danh, đêï nhị danh và đệ tam danh. Người đứng đầu gọi là Trạng Nguyên, người thứ hai là Bảng nhãn và người thứ ba là Thám Hoa. Những người được ghi tên vào bảng thứ hai, gọi là đệ nhị giáp, là các ông tiến sĩ xuất thân. Những người xuất sắc khác cũng trúng cách được ghi vào bảng thứ ba, gọi là đệ tam giáp. Học vị của họ là đồng tiến sĩ xuất thân. Trung bình thì số lượng tiến sĩ mỗi kỳ vào khoảng hơn hai mươi người. Mỗi kỳ thi đình còn có vài ngưòi, học lực cũng xứng đáng là tiến sĩ nhưng văn bài đôi khi có điểm thiêùu sót, được ghi tên trên một bảng phụ và được nhận học vị phó bàng. Nghe anh nói đến Trạng nguyên là tôi lại nhớ tới cảnh ngày xưa tả trong sách, mỗi lần có những vị tân khoa là được vua cho phép cưỡi ngựa đi dưới lầu hoa để công chúa tuyển phu gieo trái cầu lựa chọn phò mã. Tôi nghĩ là cảnh đó chỉ có ở trong tưởng tượng nhưng khi hỏi anh Tuyên thì anh chỉ cười.

(Dãy văn bia tiến sĩ)

 

 

(Văn bia tiến sĩ)

 

Chắc anh đã mỏi chân theo tôi chạy loăng quăng mọi chỗ, lại mỏi miệng cắt nghĩa khi tôi tò mò hỏi về chỗ này, chỗ kia, nên anh xin phép được ngồi nghỉ đâu đó một lát. Nhóm bên kia thì anh chàng của tôi và chị Tuyên hình như coi bộ cũng bắt đầu ….xụm, nên đã thấy tọạ lạc ở bực thềm dãy bia rùa từ lúc nào. Tôi bèn chạy lại gần gạ đi coi tiếp chỗ khác, khu cuối cùng của Văn Miếu, thì anh chàng lắc đầu quầy quậy:

--Tôi mệt lắm rồi, em đi coi từ nãy giờ chưa chán à? Có gì nữa mà coi? Phía trong cũng giống như mấy ngôi chùa mà thôi, em muốn đi coi gì thì cứ đi, tôi ngồi đây. Chịu hết nổi cái nóng và oi bức này.

Nói xong anh chàng mở chai nuớc đã gần cạn để uống. Chị Tuyên thì quạt luôn tay, và cũng không nói nổi nữa. Quả vậy, cái nóng với oi nồng của Hà Nội mùa này thật kinh hãi, đến nỗi người ta sợ cả nói nhiều vì mệt. Với thứ thời tiết giết người đó tôi cũng đành ôm máy hình và tha chai nước suối đi tham quan tiếp một mình. Không có người chụp ảnh cho mình thì tôi…chụp phong cảnh, chụp chán , thấy tiếc phim, vì cảnh đẹp thế này mà mình không đuợc "dính" vào có mặt trong đó, nghĩ tức! Cảnh không có nguời ..thấy thiếu thiếu! Bèn lại… gạ gẫm anh chàng:

-Hai người quay lại đây, em chụp cho một cái nghe. Nào cười đi..

Anh chàng gắt toáng lên:

_ No! dẹp đi. Lúc nào cũng hình với ảnh!

Tôi đoán anh chàng chắc đã mệt lắm nên mới quạu vậy, vì chỉ cần quay lạị, nhe răng cuời duyên tý xíu mà cũng không chịu, kể cả chị Tuyên. Cáu suờn tôi bèn chụp lén! Ha…ha….nhờ vậy mà sau này có cái hình coi hay ra phết!

 

( Chị Thuyên và "anh chàng")

 

Anh Tuyên trốn kỹ ở đâu, chắc sợ không theo nổi cái tật chạy lăng quăng của tôi. Thấy trên tuờng ở một khu khác trong Văn Miếu có treo hai khung kính lớn, bên trong là bản nói về lai lịch Văn Miếu, đuợc viết bằng chữ lối chữ in, dài quá, Tôi không đủ kiên nhẫn đứng đọc hết đuợc với khí hậu nóng và oi giết người này, hơn nữa anh chàng đang ơi ới gọi đi về. Tôi bén "nháy" hai tấm bảng đó luôn, dự tính sau này khi nào rảnh sẽ đọc. Việc chụp hai tấm khung đóng kính này làm tôi chợt nhớ đến người bạn năm xưa, anh là kỹ sư điện, đi tu nghiệp ở Nhật năm 64. Năm 1966, anh mang những hình chụp bên Nhật cho tôi coi. Khi thấy tôi cầm tấm ảnh chỉ chụp có cái bia chữ nho, chả có gì là đặc biệt cả. Ðoán tôi nghĩ thế, nên anh bạn đã giải thích: "Cái bia này nói về nơi danh lam chúng tôi đang thăm viếng. Mấy anh Nhật lùn trong pháí đoàn đố tôi đọc đuợc hết các chữ ghi trên tấm bia đó, chắc họ muốn thử tài đọc thông viết thạo của tôi, vì họ thấy tôi xi xô tiếng Nhật với họ suốt cả buổi đi. Tôi bảo : "Ðể tôi chụp ảnh rồi về sẽ đọc, bây giờ không đủ thì giờ! " Và anh cười thú thật rằng: "Hì..hì&đó là một cách mình thoái thác, vì thơ Nhật, mình đọc và hiểu sao nổi chứ?" Tôi không tin tiếng Nhật của anh bạn lại ăn đong như tôi, vì theo học khóa tiếng Nhật năm 65 , lớp học được tổ chức ở đại học Khoa Học. Sang khóa thứ hai thì tôi đã bỏ cuộc vì khi phải bắt đầu viết loại chữ giống chữ nho, tôi cứ viết trái cựa loạn cả lên, chả theo quy luật, hoặc nhớ nổi nét nào truớc, nét nào sau.

 

ooOoo

 

Bây giờ khi cần đọc đến thì….hỡi ôi! Sau khi scan hình xong, phóng to, soi kính hiển vi, cũng chỉ đọc đuợc mỗi một bản, bản kia bị nhòa vì đèn lóa khi gặp kính phản lại ánh sáng, chữ lại mầu vàng, đành chịu.

Bản đọc được thì như sau:

 

 

Văn Miếu Quốc Tử Giám

 

"Năm Canh Tuất (1010) vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra thànhû Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông, cho lập Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và bốn môn đệ xuất sắc nhất của Khổng Tử là: Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử. Vẽ hình 72 người hiền, và bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái Tử đến học. Năm 1076, đời vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám để con cháu quan lại biết chữ vào học. Việc thành lập Văn Miếu Quốc Gia Giám tôn kính các bậc Tiên Thánh, Tiên Hiền và đào tạo nhân tài cho đất nuớc đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của tinh thần tự lập, tự cường, xây dựng quốc gia độc lập. Các vua Trần đã cho mở mang thêm vào những năm 1236, 1243,1253 và gọi là Quốc Học Viện. Năm 1428 vua Lê Thái Tổ mở mang thêm Quốc Tử Giám, chọn con cháu các quan và thường dân tuấn tú sung làm giám sinh Quốc Tử Giám. Năm 1444 nâng lên trình độ đại học gọi là Thái Học Viện. Năm 1453, Vua Lê Thánh Tông cho trùng tu lớn: Từ cửa chánh phía nam đi vào, hai bên dựng bia tiến sĩ : Qua cửa Ðại Thành và sân Ðại Bãi vàò điện Ðại Thánh thờ Khổng Tử. Hai bên tả hữu thờ 72 người hiền. Nơi đây còn có điện Canh Phục và kho giữ đồ tế khí. Phía sau điện Ðại Thành là Quốc Tử Giám có giảng đuờng , kho chứa văn gỗ đã khắc thành sách và sáu dãy nhà, có 150 phòng cho các giám sinh ở và học. Ðầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế. Văn Miếu Hà Nội đuợc trùng tu lớn. Xây tường bao quanh, dựng Khuê Văn Các và điện Khải Thành thờ cha mẹ Khổng Tử trên nền Quốc Tử Giám cũ. Năm 1947, điện Khải Thành bị chiến tranh tàn phá. Nay đang có dự án tồn tạo để tôn vinh văn hóa dân tộc. Ngày 25-1-1965 Ủûy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội quyết nghị thành lập: Trung Tâm Hoạt Văn Hoá, Khoa Học Văn Miếu. Quốc Tử Giám có chức năng: Quản Lý tổ chức hoạt động văn hoá khoa học, nghệ thuật, huớng dẫn du khách tham quan, lập quy hoạch tồn tạo di tích. Từ 1991-1995 Một số công trình của Văn Miếu Quốc Tử Giám đã đuợc tu sửa. Trong đó có 8 nhà che bia. Dự định đến năm 2000 việc tồn tạo sẽ hoàn thành. Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu tượng của nền Văn Hoá Giáo Dục Việtä Nam, thời phong kiến, khơi dậy tinh thần dân tộc truyền thống yêu nước, hiếu học và trọng đạo lý của dân tộc."

 

 

Ðó là bản văn trong một khung kính mà tôi đọc đuợc, còn bản văn trong khung kính thứ hai thì đành chịu, dù đã dùng đủ mọi cách! Thế cũng là một kinh nghiệm và một kỷ niệm đáng nhớ. Từ nay nếu gặp truờng hợp nào tương tự thì tôi sẽ phải chụp ít nhất vài ba tấm cho chắc ăn, chụp đủ góc cạnh để sau này còn xoay sở được khi cần. Nhìn lại những tấm hình do chính tay tôi đã làm thợ "nháy " bất đắt dĩ, cũng khá hài lòng! Và tôi cũng ao ước một ngày thật gần đuợc về thăm Quốc Tử Giám lần nữa khi sức khoẻ vẫn còn.

 

( Bên góc khu văn bia tiến sĩ)

Hương Kiều Loan